March 14, 2020 By thaidv 0

Van điện từ – Các lỗi thường gặp và cách khắc phục

Tất cả các thiết bị vệ sinh cảm ứng của các hãng toto, inax, linax, viglacera, american standard, techome, smarthome, smartech, caesar …  đều phải sử dụng van điện từ và các hãng đều có thể dùng chung cho nhau. Trong thời gian sử dụng, van điện từ sẽ gặp phải một số sự cố nhất định. Ở bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn xử lý các lỗi cơ bản dựa trên các dấu hiệu “nhìn” thấy được !

  1. Van không mở được nước
  • Kiểm tra lại nguồn cung cấp nước của khu vệ sinh
  • Kiểm tra lại khoá nước ngay trước khi vào van
  • Kiểm tra lại nguồn AC/DC cung cấp cho thiết bị. Có thể nguồn cung cấp bị dán đoạn làm cho sensor cảm biến không thể hoạt động để đưa ra tín hiệu điều khiển đến van.
  • Trong trường hợp các yếu tố trên đều đảm bảo, có thể van của bạn đã bị kẹt chốt van (6), hoặc cuộn hút (1) bị yếu sau thời gian dài sử dụng. Ở một số trường hợp sẽ bị kẹt ở cửa xả nước (7) và không thể chuyển đổi trạng thái.

2. Van không đóng được nước – chảy liên tục

  • Kiểm tra lại nguồn AC/DC cung cấp cho thiết bị. Có thể nguồn cung cấp bị dán đoạn làm cho sensor cảm biến không thể hoạt động để đưa ra tín hiệu điều khiển đóng đến van -> khoá nước và cấp lại nguồn điện cho cảm biến.
  • Trong trường hợp các yếu tố trên đều đảm bảo, có một số nguyên nhân có thể như sau:

+ Có dị vật gây kẹt ở vị trí cửa xả nước (số 7). Nên zoăng cao su không thể đóng kín gây ra hiện tượng xả nước liên tục. Lúc này cần phải tháo 4 ốc định vị (3) và nhấc cuộn hút + thân van ra khỏi chân van để tiến hành vệ sinh làm sạch cửa xả.

+ Cuộn hút bị hỏng, không tạo ra đủ lực hút để tác động lên chốt van, đưa đến vị trí mong muốn để đóng nước. -> Thay cuộn hút mới.

+ Chốt van (6) bị kẹt, hỏng do mất từ tính: Sau thời gian sử dụng dài, có nhiều trường hợp chốt van bị vôi hoá gây kẹt, hoặc bị mất từ tính do yếu tố vật liệu. Cho nên mặc dù dưới tác động của cuộn hút (1), chốt van vẫn không di chuyển, nên không thể đóng được lỗ thông khí của phao chân không (2). Cách khắc phục là tháo cuộn hút, tháo chốt van ra kiểm tra vệ sinh. Lưu ý lúc lắp vào phải đúng chiều và đảm bảo các gioăng cao su ăn khớp để tránh rò rỉ nước. Trong trường hợp chốt van vẫn bất hoạt, chúng ta cần thay toàn bộ Củ van điện từ để đảm bảo thiết bị hoạt động hoàn hảo.

3. Van đóng không kín nước.

Đây là hiện tượng van điện từ vẫn hoạt động, vẫn có âm thanh tạch – tạch khi đóng hoặc mở. Tuy nhiên sau khi đóng thì lưu lượng nước có giảm nhưng không đóng hết 100% mà vẫn bị rò rỉ. Nguyên nhân có thể xẩy ra như sau:

Gioăng chân đế trong sau thời gian dài có thể bị vôi hoá hoặc bị dập, nát, hoặc một số trường hợp tháo ra sẽ mất đàn hồi. Khi vị trí này không kín, sẽ gây ra hiện tượng rò rỉ nước. Mặc dù van vẫn hoạt động nhưng việc đóng nước không triệt để. Giải pháp ở đây là thay mới Gioăng chân đế trong. Trong trường hợp không có gioăng phù hợp để thay thế, chúng ta có thể khắc phục bằng cách quấn 3-5 vòng băng tan phía ngoài gioăng này để tăng thêm điểm tiếp xúc.

Để tìm hiểu thêm thông tin, các bạn có thể liên hệ qua số hotline của Công ty Techome qua số điện thoại: 0888001900 hoặc email: Techome.vn@gmail.com.